Hoàn cảnh Trận_Dịch_Kinh

Cuộc đối đầu giữa Viên Thiệu và Công Tôn Toản ở Hà Bắc (tranh chấp Ký châu, U châu, Thanh châu) diễn ra từ sau khi liên minh chống Đổng Trác tan rã. Hai bên mâu thuẫn và giao tranh từ năm 192 sang năm 193 nhưng không phân thắng bại.

Tình hình thay đổi từ năm 195, Công Tôn Toản liên tiếp bại trận, khí thế giảm sút. Nghe có câu đồng dao, Công Tôn Toản suy đoán nên về giữ Dịch Kinh để được yên thân, bèn chuyển đến đóng trại ở đây. Để cố thủ lâu dài, ông cho quân làm nhiều chiến hào quanh thành, đằng sau chất đầy gò cao 5-6 trượng, trên gò xây nhiều lâu đài. Tại trung tâm lại xây một gò lớn cao hơn 10 trượng.

Vì sợ có sự cố bất ngờ, ông ở một mình trên gò đất đó, ngăn cách với các thủ hạ bên ngoài, chỉ sống cùng thê thiếp. Vì sự biệt lập của ông, các khách khứa và mưu sĩ đều lần lượt bỏ đi[1].

Sau khi vào Dịch Kinh, Công Tôn Toản rất ít khi đi chinh chiến vì thấy mình không đủ sức chinh phạt các chư hầu, chủ trương tích trữ thật nhiều lương thảo, ngồi yên đợi thiên hạ thay đổi. Viên Thiệu nhiều lần tấn công Công Tôn Toản không thắng được nên gửi thư tỏ ý muốn xóa bỏ thù oán. Nhưng Công Tôn Toản cậy có Dịch Kinh kiên cố hiểm trở nên không nghe.

Viên Thiệu tức giận bèn khởi đại binh đi đánh U châu.

Liên quan